THỜI GIAN LÀM VIỆC
ĐỘI NGŨ BÁC SĨ
Tinh hoàn ẩn nguyên nhân biểu hiện cách phòng ngừa
Ngày đăng: 14:30 09/12/2016/
Đánh giá:
Tinh hoàn ẩn là một trong những bệnh lý nam khoa nguy hiểm, bởi nó có thể làm tăng nguy cơ vô sinh ở nam giới. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được cụ thể những thông tin về bệnh lý này, tinh hoàn ẩn nguyên nhân biểu hiện và cách phòng ngừa là nội dung mà chúng tôi muốn đề cập dưới đây.
Tinh hoàn ẩn nỗi băn khoăn của nam giới
Tinh hoàn ẩn là gì?
Tinh hoàn ẩn là những tinh hoàn dừng lại trên đường di chuyển của tinh hoàn từ bụng xuống bìu trong thời kì bào thai. Các thể lâm sàng có thể gặp: Tinh hoàn nằm trong ổ bụng, ở lỗ bẹn sâu, trong ống bẹn và ngoài lỗ bẹn nông. Tỉ lệ tinh hoàn ẩn gặp khoảng 3-4% trẻ khi sinh, tỉ lệ cao hơn ở trẻ đẻ thiếu cân, đẻ non, sinh đôi…
Nguyên nhân gây tinh hoàn ẩn
Quá trình tinh hoàn di chuyển từ bụng xuống bìu chịu sự tác động của nhiều yếu tố (suy tuyến yên, sai lệch các chất hoóc môn về tình dục , giảm khả năng cảm nhận các thụ thể androgen, phát triển bất thường của dây chằng tinh hoàn –bìu,...). Nếu có rối loạn, các yếu tố này sẽ làm tinh hoàn không xuống được tới bìu và gây ra chứng tinh hoàn ẩn. Các yếu tố cơ học gây cản trở sự di chuyển của tinh hoàn như cuống mạch của tinh hoàn ngắn, xơ hóa vùng ống bẹn,...
Dấu hiệu bệnh tinh hoàn ẩn
Trong quá trình chăm sóc trẻ cha mẹ có thể kiểm tra nơi bìu nhưng không thấy tinh hoàn ở dưới bìu. Ở trẻ lớn hay người lớn, tự sờ thấy trong bìu không có tinh hoàn hoặc sờ thấy ở ống bẹn có khối u nổi lên. Bìu kém phát triển, tinh hoàn ẩn càng cao thì bìu càng kém phát triển. Tinh hoàn ẩn thể trong ổ bụng hoặc lỗ bẹn sâu khi khám không sờ thấy tinh hoàn. Ngoài ra, để chấn đoán tinh hoàn ẩn, các bác sĩ có thể siêm âm ổ bụng, chụp cắt lớp vi tính ổ bụng hay nội soi ổ bụng có thể xác định chính xác vị trí của tinh hoàn ẩn.
[caption id="attachment_420" align="aligncenter" width="500"] Tinh hoàn ẩn hai bên thì nguy cơ vô sinh rất cao[/caption]
Tinh hoàn ẩn có thể gây vô sinh
Tinh hoàn ẩn thường có kích thước nhỏ hơn bình thường, nhu mô thường mềm nhão. Những bé trai có tinh hoàn ẩn, đường kính của các ống sinh tinh nhỏ hơn, mức độ xơ hóa tinh hoàn cũng cao hơn; sự thay đổi về mô học của các tinh hoàn ẩn có thể ảnh hưởng tới tinh trùng gây vô sinh. Nếu bệnh nhân chỉ bị ẩn tinh hoàn một bên thì vẫn có khả năng có con. Nhưng họ có nhiều rủi ro do nguy cơ bị ung thư bên tinh hoàn ẩn và nhiều nguy cơ khác. Trường hợp bệnh nhân bị ẩn tinh hoàn hai bên thì nguy cơ vô sinh rất cao. Những người này thường có kết quả xét nghiệm tinh dịch đồ không có tinh trùng. Thậm chí, có người còn không thể quan hệ tình dục được do thiếu hụt nội tiết tố trầm trọng. Thể trạng những nam giới này thường yếu đuối, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống, sinh hoạt và tâm sinh lý người bệnh. Ngoài ra, người bị tinh hoàn ẩn thường phối hợp với các dị tật bẩm sinh khác làm tăng nguy cơ vô sinh cho người bệnh.
Điều trị tinh hoàn ẩn bằng các phẫu thuật
Nam giới khi bị tinh hoàn ẩn, nếu không được điều trị có thể gặp các nguy cơ như ung thư hoá tinh hoàn, vô sinh, thoát vị bẹn, xoắn tinh hoàn hay chấn thương tinh hoàn hoặc tổn thương về tâm sinh lý do không có hay chỉ có một tinh hoàn dưới bìu. Khi phát hiện hoặc có nghi ngờ bị tinh hoàn ẩn, chúng ta cần chủ động theo dõi. Nếu là các bé trai thì cần theo dõi đến khi trẻ được 9 tháng tuổi mà tinh hoàn chưa xuống bìu thì cần đưa trẻ đi khám để xử lý bằng các phẫu thuật.Thời gian phẫu thuật tốt nhất là khi trẻ được 1-2 tuổi. Đối với người trường thành thì cần được phẫu thuật ngay Điều trị nội khoa bằng các loại thuốc nội tiết như: HCG; GnRH, có thể sử dụng phối hợp GnRH và HCG. Phẫu thuật được chỉ định khi điều trị nội khoa không kết quả. Nhằm đưa tinh hoàn ra ngoài ổ phúc mạc, đóng ổ phúc mạc; phẫu tích, bóc tách, kéo dài cuống tinh hoàn để hạ được tinh hoàn xuống bìu.
Lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa là gì
Tinh hoàn ẩn chịu sự tác động của nhiều yếu tố, trong đó có những yếu tố có thể phòng tránh được như khi mẹ mang thai tránh dùng diethylstilbestrol nhiều; hoặc không dùng các chế phẩm kháng androgen. Đối với trẻ trai sinh thiếu cân, sinh non, sinh đôi, cha mẹ cần chú ý kiểm tra xem bé có bị ẩn tinh hoàn hay không để đưa trẻ đi điều trị sớm. Mọi trường hợp phát hiện được trẻ trai bị tinh hoàn ẩn, cha mẹ cần đưa con đi khám để được chẩn đoán và điều trị sớm, tránh nguy cơ vô sinh và ung thư hóa tinh hoàn... Nếu còn băn khoăn cần được giải đáp nam giới có thể chọn tư vấn trực tuyến hoặc gọi điện đến số 024.367.88888 (tư vấn và đặt lịch hẹn khám miễn phí) Địa chỉ: Phòng khám đa khoa quốc tế Hà Nội-152 Xã Đàn – Đống Đa – Hà Nội.
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới SĐT của bác sĩ: 0243.678.8888 - 082 999 2020
- Nhấp chuột chọn [Tư vấn trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Phòng khám mở cửa từ 8:00 - 20:30 tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ
Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người
Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất