THỜI GIAN LÀM VIỆC
ĐỘI NGŨ BÁC SĨ
Bác Sĩ Chuyên Khoa Phụ Sản Hà Nội Giải Đáp Những【Nguy Hiểm】Của Bệnh Trễ Kinh
Ngày đăng: 17:01 20/10/2018/
Đánh giá:
KINH NGUYỆT LÀ GÌ?
Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ xuất phát từ niêm mạc tử cung bong ra dưới ảnh hưởng của sự tụt đột ngột estrogen và progesterone trong cơ thể. Trong quá trình phóng noãn, nội mạc tử cung thay đổi để chuẩn bị cho trứng thụ tinh làm tổ và hình thành thai kỳ. Nhưng trường hợp thụ tinh không xảy ra thì tử cung sẽ loại bỏ lớp nội mạc để chu kỳ kinh mới bắt đầu. Nội mạc tử cung bong ra được gọi là hành kinh.
Thông thường chu kỳ kinh nguyệt ở người phụ nữ bắt đầu xuất hiện khi bước vào tuổi dậy thì. Đây cũng là giai đoạn quan trọng đánh dấu sự trưởng thành của người phụ nữ. Kinh nguyệt có tính chất chu kỳ hàng tháng.
Chu kỳ kinh nguyệt thường khoảng 28-30 ngày và ngày hành kinh khoảng 3-7 ngày. Tuy nhiên, chu kỳ có thể thay đổi dài hay ngắn hơn tùy theo từng người, đặc biệt vào giai đoạn mới dậy thì và thời kỳ tiền mãn kinh, do nồng độ của hoóc môn nội tiết trong cơ thể không ổn định nên chu kỳ kinh nguyệt hay bị rối loạn.
HIỆN TƯỢNG BỊ TRỄ KINH
Ở độ tuổi sinh sản, thường chị em đã có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn. Tuy nhiên một số người thường bị trễ kinh. Trễ kinh là tình trạng kinh nguyệt xuất hiện chậm hơn, chu kỳ kinh không đều và thường tháng sau chậm hơn tháng trước…
Khi bị trễ kinh thường chị em hay nghĩ tới việc mang thai. Tuy nhiên nguyên nhân của tình trạng này thì có nhiều, ngoài mang thai, giai đoạn dậy thì hay tiền mãn kinh, trễ kinh có thể do stress, căng thẳng, do bất thường ở tuyến giáp, do các bệnh phụ khoa (điển hình là hội chứng buồng trứng đa nang,…), do tác dụng phụ của các loại thuốc (thuốc tránh thai…)… Ngoài ra, trễ kinh cũng có thể do bị chửa ngoài dạ con, bị suy buồng trứng, dính buồng tử cung… hoặc cũng có thể gặp nhiễm khuẩn sinh dục như: viêm cổ tử cung và buồng tử cung… Vì vậy nếu có biểu hiện trễ kinh, bạn nên tới các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và tìm ra nguyên nhân gây bệnh.
Một số biểu hiện thường gặp khi trễ kinh đó là chậm kinh kèm theo sốt nhẹ; đau vùng bụng dưới; căng tức, đau ngực; mất ngủ hoặc khó ngủ; da mặt nhờn, nổi mụn; tâm lý thất thường hay cáu gắt; khí hư ra nhiều; có biểu hiện lạ về màu sắc, có mùi hôi...
LỜI KHUYÊN CỦA BÁC SĨ CHUYÊN KHOA
Khi gặp phải tình trạng kinh nguyệt thất thường, hay chậm kinh, chị em đừng quá hoang mang, lo lắng. Hãy tới các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám, tìm ra nguyên nhân và chữa trị. Nếu trễ kinh ở độ tuổi dậy thì hay tiền mãn kinh thì có thể không nguy hiểm nhưng nếu bạn thấy trễ kinh khi đang trong độ tuổi sinh sản hãy tới Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội, các bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm sẽ trực tiếp thăm khám, tư vấn và điều trị cho bạn.Liên hệ số điện thoại 0243.678.8888 hoặc chọn [Tư Vấn Trực Tuyến] để được bác sĩ hỗ trợ và tư vấn miễn phí 24/24 giờ.
Địa chỉ: Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội: 152 Xã Đàn, Q.Đống Đa, Hà Nội.
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới SĐT của bác sĩ: 0243.678.8888 - 082 999 2020
- Nhấp chuột chọn [Tư vấn trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Phòng khám mở cửa từ 8:00 - 20:30 tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ
Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người
Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất